mardi 24 septembre 2013

Về các nhận xét của ông Phạm Quang Tuấn.

Đã nhiều lần tôi có « bút chiến » với vị giáo sư này. Thêm được một lần thì niềm vui càng tăng thêm, không sao hết. Tuy vậy, như thói quen, các điểm thắc mắc của ông PQT Tuấn thì rất nhỏ, nếu so với học hàm học vị của ông.

Một số điều quan trọng cần nhắc ở đây cho vấn đề được rõ rệt hơn. Vẽ bản đồ là một vấn đề kỹ thuật, không phải ai cũng có thể nắm bắt.

1/ Một thí dụ về hệ quả hình cầu (géodésique) lên các bản đồ vẽ trên mặt phẳng.

Hai mảnh bản đồ dưới đây thuộc bộ bản đồ Đông Dương, tỉ lệ 1/250.000, vẽ theo hệ thống géodésique. Hai bản đồ này chỉ có giá trị thông tin, nhằm so sánh độ dài hai đoạn biên giới trên hai vĩ tuyến khác nhau, có cùng một cung 15’, cùng trên một đường kinh tuyến.

Bản đồ 1 : góc bản đồ ở vĩ độ 20°, kinh tuyến 107°

20-107
Bản đồ 2 góc bản đồ ở vĩ độ 10°, kinh tuyến 107°.

10-107

Hình 3 so sánh hai cung 15’ trên hai bản đồ. Ta thấy độ dài cung ở vĩ tuyến 10° dài hơn cung ở vĩ tuyến 20°. Độ dài khoảng trên 1’.

107-20 107-10

Điều này cho thấy các đường kinh tuyến không phải là đường thẳng, ngoại trừ đường kinh tuyến được chọn làm trục chính. Các đường vĩ tuyến cũng không phải là đường thẳng. Các cung trên các vĩ tuyến khác nhau có độ góc bằng nhau nhưng chiều dài cung (arc) không bằng nhau. Cách vẽ này nhằm giảm bớt sai số géodésie đem lại do cách vẽ chiếu thẳng (Mercator direct).

Trên các bản đồ này, theo các tính chất nhận được, đã sử dụng phép chiếu Gauss-Krüger, tương tự phép chiếu của bộ bản đồ VN hiện nay. Đặc điểm của phép chiếu này là các phương hướng (đông-tây-nam-bắc) thì không chính xác. Phép chiếu này giống như phép chiếu thẳng, chỉ khác nhau, thay vì mặt hình trụ tiếp tuyến với đường xích đạo, thì lại tiếp tuyến với một đường vĩ tuyến chọn trước (VN chọn đường 6° thì phải).

2/ Sai số géodésie của đường biên giới Việt-Trung giữa phép chiếu thẳng và phép chiếu UTM.

Ở đây dùng phép chiếu Gauss-Krüger, lấy vĩ tuyến 22°30’ làm trục chiếu, mục đích để nhấn mạnh độ sai số géodésie của phép chiếu thẳng.

Đường biên giới Việt-Trung, cột mốc số 1 có tọa độ (22°25’48’’ – 102°09’33’’)

Cột mốc cuối có tọa độ (21°28’12’’ – 108°06’04’’)

Cột mốc ở vĩ độ cao nhất là cột số 428 (23°22’47’’ – 105°18’23’’).

Tác giả đã giản lược bớt các số lẻ.

Như vậy đường biên giới Việt-Trung trải từ kinh tuyến 102°09’33’’ đến kinh tuyến 108°06’04’’. Tức có biên độ 5°56’31’’, hoặc tính chẵn 357’.

Nếu đường biên giới này ở vĩ tuyến 0°, chiều dài của nó là : 357’ x 1,851km, tức khoảng 660km.

Trong phép chiếu thẳng, 1’ ở bất kỳ vĩ tuyến nào cũng dài như nhau : 1851m.

Chiều rộng đường biên giới Việt-Trung vẽ theo phép chiếu thẳng vì vậy là 660km.

Nếu lấy vĩ tuyến trung bình đường biên giới Việt-Trung là 22°30’ (trục chiếu), chiều dài 1’ ở vĩ tuyến này tương ứng 1710m.

Bề rộng thật của đường biên giới Việt-Trung như thế là 610km.

Sai số giữa hai cách chiếu là 50km.

3/ Xét bản đồ dưới đây của các học giả thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông :

Hình 1

Bản đồ này vẽ theo lối chiếu thẳng, bề rộng là 660km.

Bản đồ của CIA, dĩ nhiên vẽ theo hệ thống tọa độ géodésique, phép chiếu UTM, tương tự như các bản đồ Đông Dương ở trên, có bề rộng ước chừng 610km.

Hai bản đồ chồng lên vừa khít với nhau. Sai số 50km đã đi đâu ? Chiều dài này tương ứng một cung có biên độ khoảng 29’30’’, tức khoảng 5 hoặc 6 ô vuông trên bản đồ của các học giả. Đây là khoảng cách rất lớn để mà “không thấy” trên bản đồ.

Các tác giả không thể chồng bản đồ này lên bản đồ kia khít khao như vậy mà không có phép “phù thủy”.

Phép phù thủy đó có thể là kéo bản đồ CIA phình ra, để chiều rộng hai bản đồ bằng nhau.

4/ Xét bản đồ biên giới khu vực Lào Cai của các học giả thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông. Đường biên giới khu vực này, theo công ước Pháp Thanh 1887 và Hiệp ước biên giới Việt-Trung 1999, đi qua sông Lũng Pô, sông Hồng, sông Nậm Thi và sông Bá Kết.

Hai đường biên giới 1887 và 1999 thì trùng nhau ở đoạn biên giới này.

Hinh 6

Những dòng sông này cố định trên quả địa cầu. Như thế, đường biên giới theo những dòng sông này cũng cố định, trên bất kỳ bản đồ nào có cùng tỉ lệ, cùng phép chiếu.

Bản đồ của các tác giả không ghi tỉ lệ, không một ghi chú bất kỳ. Nó cũng quá nhỏ để có thể so sánh. Dầu vậy ta cũng thấy được các mốc giới lệch ra ngoài đường đỏ (tức đường biên giới theo bản đồ CIA), mà đa số chiều dài đoạn này là những con sông.

Sự lệch lạc này do đâu ?

5/ Đây là bản đồ đoạn biên giới thuộc tỉnh Hà Giang, của các học giả thuộc Quĩ Nghiên cứu Biển Đông, tương ứng vùng đất Tụ Long mà VN đã mất cho TQ trong dịp phân định biên giới 1885-1895. Đoạn này tương ứng các bản đồ 13, 14, 15 và 16 trong bộ bản đồ biên giới 2009.

Hình 3

Ta thấy đường biên giới khu vực này đi qua một số điểm cố định, đó là hai nhánh hợp lưu của sông Chảy.

Theo HUBG 1999, « đường biên giới xuôi sông Qua Sách… đến hợp lưu sông này với sông Chảy…, biên giới theo sông cho đến hợp lưu sông này với sông Xiao Bai ».

Theo công ước 1887, « đường biên giới theo sông Qua Sách, xuôi sông này cho đến hợp lưu của nó với sông Chảy (Hắc Hà), sau đó theo sông Chảy cho đến hợp lưu sông này với sông Nam-Len (Đông Nhai Hà)… »

Nếu không có gì sai lầm, sông Xiao Bai cũng là sông Nam-Len (tức Đông Nhai Hà). Như thế đoạn biên giới này, sau khi phân định lại 1999, thì không thay đổi.

Nhìn lên bản đồ ta thấy các mốc giới lệch ra ngoài đường đỏ (bản đồ CIA). Một số điểm lệch ra ngoài khoảng 10mm. Điểm 170, tức ngả ba sông, lệch ra ngoài khoảng 5mm.

Điều này vô lý, vị trí các con sông không thay đổi, đường biên giới cố định, cho dầu ở trên bản đồ của CIA, hay trên bản đồ cắm theo tọa độ các mốc giới, hay trên bất kỳ bản đồ nào.

Việc lệch lạc này do đâu ?

6/ Vấn đề đổi trục: Hai bản đồ chênh lệch nhau ở chiều rộng là 50km. Các tác giả đã chia đường biên giới thành nhiều đoạn để vẽ.

Tọa độ các điểm không thay đổi. Bản đồ CIA không thay đổi. Vậy sai số 50km chạy đi đâu trên các đoạn bản đồ ?

Phép phù thủy ở đây chỉ có thể là dời đổi trục tọa độ hay dời đổi trục chiếu, sao so các sai số bị triệt tiêu. Nếu lấy một trung tuyến chuẩn thì dời trung tuyến chuẩn (là trường hợp ở đây). Nếu chiếu theo phương pháp Gauss-Krüger thì thay đổi trục chiếu. Việc làm này nhằm “tiêu hóa” sai số 50km (5 ô vuông trên bản đồ), nhưng nó làm cho các đoạn biên giới, đáng lẽ phải cố định (sông, suối biên giới), thì lại chênh lệch với nhau.

6/ Kết luận:

Theo những chi tiết đã phân tích ở trên, bản đồ này có độ sai số quá lớn để có thể được nhìn nhận là bản đồ các mốc giới. (Các trường hợp cắm mốc ở Bản Giốc, Tục Lãm, Nam Quan… tranh chấp hai bên chỉ vài chục hay vài trăm mét, tương ứng vài giây trên bản đồ, tranh chấp kéo dài hàng chục năm, cho ta thí dụ cụ thể).

Việc đo đạc của các tác giả làm lãnh thổ VN rộng thêm vài trăm cây số. Công trình vẽ bản đồ của các học giả này, nói thẳng ra là một công trình bịp bợm nhằm lường gạt dư luận. Nói là “ăn gian” hay “nói láo” vẫn còn nhẹ lắm.

Một thông tin sai, cho dầu đã có nhiều học giả lên tiếng bênh vực, thì cũng không thể thay đổi cái sai thành đúng.

Một thông tin sai, được loan truyền nhiều lần qua nhiều hình thức, là tuyên truyền.

Hy vọng Giáo sư Tiến sĩ Phạm Quang Tuấn hiểu được thực chất của vấn đề.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.